Language:
Gửi các bạn bị giảm tiểu cầu
By Van Chi August 6, 2007

Qua trường hợp cụ thể của Thanh (Đà Lạt) mà tôi được biết qua cuộc điện thoại hôm nay, có một số điều tôi muốn chia sẻ với các bạn:

Theo như tôi biết thì chưa có trường hợp giảm tiểu cầu nào (chưa cắt lá lách) được chữa khỏi triệt để bằng tây y. Mà cắt lá lách rồi, tỷ lệ khỏi bệnh cũng chỉ khoảng 50 - 60%(*). Điều đó càng chứng tỏ rằng tây y chỉ thích hợp cho điều trị cấp tính, nhằm nâng tiểu cầu lên tức thì khi đã (hoặc đang có nguy cơ cao) xuất huyết. Còn về lâu dài, cố gắng tránh dùng tây y được bao nhiêu tốt bấy nhiêu;

Các bác sỹ thường mong muốn một kết quả tốt đẹp- chỉ số tiểu cầu của người bệnh đạt được mức bình thường như mọi người- nên chỉ định bệnh nhân dùng thuốc đến khi đạt được điều đó. Nhưng, nếu chúng ta hiểu rằng điều đó vô cùng khó, hầu như không thể, thì việc dùng thuốc tây kéo dài chẳng những không mang lại kết quả mong muốn mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác do tác dụng phụ ghê gớm của nó;
...

Thực tế cho thấy không nhất thiết cứ phải đạt chỉ số tiểu cầu như người bình thường mới được. Tiểu cầu giảm không hề gây đau đớn, suy giảm thể lực hay bất cứ một nguy hiểm gì đối với sức khỏe, ngoài nguy cơ xuất huyết. Mà nguy cơ này chỉ xảy ra ở một giới hạn nào đó chứ không phải cứ thấp hơn 150.000 là bị. Có người xuất huyết khi tiểu cầu xuống khoảng 50.000; có người đến 30.000 mới bị; mà có người đến tận 15.000 mới bị... Rất khác nhau, tùy cơ địa mỗi người. Từ đó suy ra, dù tiểu cầu thấp hơn mức sàn (150.000) nhưng chưa đến ngưỡng nguy hiểm của mình thì chúng ta vẫn có thể sống vô tư, không việc gì phải lo lắng mà ảnh hưởng sức khỏe.
Như trường hợp của Thanh, tiểu cầu được trên 90.000 mà vẫn uống pregnisolene thì quả là đã tự làm hại hệ miến dịch của mình. Vì thế nên đau lưng, mỏi cơ, đau dạ dày... là điều dễ hiểu. Thanh đã lạm dụng thuốc một cách không cần thiết. Kể cả bác sĩ chỉ định cũng không nên nghe theo răm rắp.
Còn tôi, cứ được khoảng 30.000 trở lên là tôi yên tâm kê cao gối mà ngủ, chẳng phải lo lắng gì. Dr. Ting đợt trước chỉ định lặp lại đợt điều trị lần 2 nhưng tôi quyết định không nghe theo, và thực tế cho thấy tôi đã đúng. Tới nay, dù tiểu cầu của tôi chỉ quanh quẩn 30.000 - 60.000 nhưng tôi không hề dùng thuốc tây nữa, và vẫn bình an.

Để chủ động trong việc quyết định khi nào cần quay lại dùng tây y, khi nào có thể quên nó đi, cần kiểm tra tiểu cầu đều đặn. Nếu nó ở mức gần giới hạn xuất huyết của mình thì phải kiểm tra hàng tuần. Khi nó lên cao hơn có thể 2 tuần/ lần, hoặc 1 tháng/ lần. Nhưng nhất định phải biết được tiểu cầu của mình đang ở mức nào, nếu không sẽ "trở tay không kịp".

Tôi may mắn được các bạn chia sẻ nhiều điều về bệnh của mình, lại cũng là người may mắn dám "cãi thày" bỏ thuốc mà không (chưa) bị hậu quả gì, nên cứ mạnh dạn đề xuất ý kiến như vậy. Các bạn, nếu thấy hợp lý, có thể tham khảo.
Và nếu các bạn có những kinh nghiệm gì khác thì xin hãy chia sẻ để cùng giúp đỡ nhau vượt qua bệnh tật!

-------------

(*) Nội dung chính của bài này:

- Kết quả các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật cắt lá lách có tỷ lệ thành công trong khoảng 50 - 60%;
- Phẫu thuật cắt lá lách có 2 dạng: phẫu thuật mở và phấu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi ngày càng được sử dụng rộng rãi;
- Độ tuổi dưới 40 là nhân tố khả quan duy nhất cho một kết quả lâu dài sau phẫu thuật lá lách.
To comment or make friends with this person, you need to Log in or Sign up